Chào các bạn ! Mình là một người rất thích viết blog và nó là niềm đam mê của mình

Thursday, December 15, 2016

Nỗi vất vả của người phụ nữ ở những gia đinh không hạnh phúc

Sư thiếu vắng người cha trong gia đình luôn là vấn đề xã hội quan trọng. Trong số những gia đình thường xuyên thiếu vắng bố hoặc mẹ, có tới  khoảng trên, dưới 90% những gia đình thường xuyên thiếu vắng bố. Sự thiếu vắng này có thể do chiến tranh, bệnh tật, tai nạn, do li hôn, do những cuộc tình vụng trộm, do sự thoái thác trách nhiệm làm cha... Bất luận vì nguyên nhân nào thì sự thiếu vắng người cha trong gia đình  cũng đẩy người phụ nữ và những đứa trẻ vào hoàn cảnh đau khổ mọi bề. Người phụ nữ phải gánh chịu cái"gánh nặng " nuôi dưỡng, dạy dỗ con một mình với bao nỗi nhọc nhằn vất vả.
Cái khó, cái vất vả của người phụ nữ trong hoàn cảnh này không chỉ thẻ hiện ở khía cạnh vật chất: làm lụng để nuôi mình, nuôi con, xây dựng cuộc sống lâu dài... mà còn ở khía cạnh tâm lí - giáo dục của vấn đề.
Đừng bỏ qua : Cảnh báo ảnh hưởng của điện từ trường từ đường điện cao thế
Đứa con sinh ra là kết quả kết hợp giữa người bố và người mẹ. Bởi vậy khi sinh ra và lớn lên, đứa trẻ không được sự chăm sóc yêu thương giáo dục của bố là mất đi một nửa. Cái nửa đó có được bù đắp hay không và bù đắp đến mức độ nào chủ yếu nhờ vào đức độ, sự hiểu biết, sự khéo léo, tháo vát của người mẹ. Tục ngữ có câu: "Con không cha như nhà không nóc". Nhưng cũng lại có những câu:"Hiền đức tại mẫu". "Con hư tại mẹ". Thực tế cuộc sống đã chứng minh rằng không ít những bà mẹ nuôi con một mình đã dạy dỗ con cái trở thành người có ích, trở thành những anh hùng dân tộc, những vĩ nhân để lại danh thơm muôn thuở. Bởi vậy trước hết thái độ và quyết tâm của người phụ nữ khi lâm vào hoàn cảnh này là rất quan trọng. Ở đây thiên chức làm mẹ, tấm lòng yêu thương vô bờ và sự hi sinh tất cả cho con cái đã giúp cho người mẹ rất nhiều. Nhưng như vậy chưa đủ, người mẹ cần có những hiểu biết nhất định trong việc nuôi dạy con.
Khi nuôi con một mình, người mẹ thường ít gặp khó khăn về giáo dục ở giai đoạn con còn nhỏ tuổi. Nghĩa là từ lúc sinh ra cho đến khoảng 11, 12 tuổi, lí do là khi còn nhỏ, quan hệ mẹ con là quan hệ chiểm vị trí hàng đầu, quyết định sự trưởng thành về mọi mặt của trẻ. Nhưng càng lớn lên, đứa trẻ ngày càng thoát khỏi vòng tay chăm bẵm của mẹ để sống với môi trường xã hội ngày càng rộng mở hơn như trường học, bạn bè, sinh hoạt đoàn đội.... Đó là chưa kể bắt đầu từ 13 đến 15-16 tuổi, ở đứa trẻ diễn ra bước ngoặt lớn trong sự phát triển: giai đoạn dậy thì. Đứa trẻ càng phát triển, giới tính của nó càng trưởng thành, cá tính của nó càng được định hình rõ nét. Bởi vậy ta không lấy làm lạ là các bà mẹ thường cảm thấy bất lực đối với đứa con của mình khi nó vào tuổi 15,16. Đặc biệt là những cậu con trai, đứa con ngoan ngoãn dễ vâng lời trước đây, nay dường như thay đổi hẳn: nó bướng bỉnh, luôn tỏ ra mình đã lớn, lúc nào cũng biểu lộ ý kiến riêng của mình.... Đây là giai đoạn người mẹ một mình phải vừa tỏ ra"có bản lĩnh nam nhi", nghĩa là phần nào phải đóng vai ông bố. Nhưng mặt khác hơn lúc nào hết phải tỏ ra hiểu biết, thông cảm, khéo léo đối xử để con mình cảm nhận được rằng mẹ nó thừa nhận sự trưởng thành, sự lớn lên của nó. Người mẹ đã có thể dần dần từng bước trao bớt "gánh nặng" bao năm đè trĩu trên đôi vai mình cho con bằng cách trao đổi bình đẳng, thoải mái với nó những công việc gia đình như nên làm gì, mua sắm gì, nên học nghề gì?... Cũng có thể giao cho con, nhất là con trai những công việc sửa chữa, sắp xếp đồ đạc trong nhà để chứng tỏ sự yêu thương, tin cậy đối với nó, mong nó sớm khôn lớn để gánh vac giúp mẹ. Làm như vậy chúng ta dần dần giáo dục ở trẻ sự quan tâm, tinh thần trách nhiệm, tính tự chủ đối với gia đình, xã hội.
Tâm trạng mặc cảm của đứa trẻ thiếu vắng bố thường nặng nề gấp bội so với những trẻ em không bị nỗi bất hạnh này. Bởi vậy, để giáo dục con theo chiều hướng tích cực, sự gương mẫu của người mẹ về mọi mặt là rất quan trọng. Mỗi hành vi, mỗi việc làm không hay, không đúng của người mẹ rất dễ gây cho con sự buồn chán hoặc tổn thương về tinh thần, đau khổ, thậm chí tuyệt vọng dễ dẫn đến hành động tiêu cực. Đó cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng lí giải vì sao con cái các gia đình thiếu vắng bố hoặc mẹ thường dễ hư hơn.
Để bù đắp cho đứa con bị thiệt thòi vì thiếu vằng người bố, người mẹ phải cố gắng và hi sinh nhiều lắm. Sự hi sinh cố gắng này sẽ có hiệu quả nhiều hơn nếu người mẹ biết kết hợp sự nuôi nấng, dạy dỗ của mình với nhà trường, đoàn thể, bởi những cô giáo, thầy giáo, những cán bộ đoàn đội có hiểu biết và có tấm lòng nhân hậu coi sự quan tâm chăm sóc những học sinh có hoàn cảnh thiệt thòi là trách nhiệm lớn của mình.Được như vậy con em chúng ta sẽ phần nào vơi bớt nỗi bất hạnh và có nhiều cơ hội để trở thành con ngoan, trò giỏi. Và xin hãy coi việc nuôi nấng, giáo dục những đứa con bị bất hạnh, thiệt thòi trong gia đình không chỉ là vấn đề gia đình mà còn là vấn đề xã hội.

Xem thêm những bài khác tại : http://bit.ly/2hIAhKR

No comments:

Post a Comment

Liên hệ với tôi

Name

Email *

Message *