Chào các bạn ! Mình là một người rất thích viết blog và nó là niềm đam mê của mình

Tuesday, January 3, 2017

  Từng có rất nhiều người nói rằng họ muốn giàu có, rồi  họ cũng đi tìm  môt số phương pháp và công thúc làm giàu. Tuy nhiên khi đã biết được rồi, họ có áp dụng song cũng chẳng đâu vào đâu. Với một vài lần vấp ngã, họ liền bỏ cuộc, chấp nhận thất bại và cho rằng số mình không thể giàu.  Một số khác cố gắng hơn, kiên trì hơn, cũng vượt qua vài lần vấp ngã và cuối cùng họ vẫn bỏ cuộc, Vì sao họ thất bại?  Lí do không phải vì họ thiếu năng lực, thiếu thông minh mà đơn giản là vì họ đã từ bỏ quá sớm. Xét cho cùng lí do quan trọng và sâu xa hơn là: Khát khao và quyết tâm làm giàu của họ không đủ lớn.
  Hãy ngược dòng thời gian xem lại lịch sử ra đời và phát triển của nhãn hiệu 7UP. Một anh chàng rất yêu  soda đến mức đã nhảy vào kinh doanh sản phẩm gọi là 1UP. Thất bại, anh bắt đầu lại với sản phẩm 2UP. Lại thất bại, anh tiếp tục cho ra sản phẩm 3UP, 4UP, 5UP và dốc toàn lực cho sản phẩm này. Rồi anh lại thất bại. Không nản chí, anh tiếp tục với dòng sản phẩm 6UP. Vẫn thất bại. Vài năm sau, anh bắt đầu lại với sản phẩm soda và cho ra đời sản phẩm 7UP. Và lần này, sản phẩm của anh đã thành công vang dội và trở thành thương hiệu lớn trên toàn cầu.
  Khát khao và quyết tâm của bạn có đủ lớn để vượt qua 6 lần thất bại như thế không?
  Phong trào khởi nghiệp đang bùng nổ khắp nơi những năm gần đây. Truyền hình VTV1 cũng có rất nhiều phóng sự về chủ đề start-up. "khởi nghiệp", một từ ngữ hấp dẫn và mê hoặc đối với nhiều người. Rất nhiều người nghe những thông tin như vậy rồi cũng khởi nghiệp. Đến khi bắt tay thành lập doanh nghiệp, khi vấp ngã lần 1, lần 2, lần 3 thì bắt đầu chán nản, mất hi vọng và bỏ cuộc. Họ chạy theo phong trào mà  không hiểu rằng nếu chỉ làm vì hứng khởi nhất thời, không có động lực bên trong, không biết khát khao của mình là gì thì thành công sẽ không đến được với họ. Thành công trong kinh doanh  cần hai yếu tố cơ bản: sự nhiệt tình bền bỉ trong một thời gian dài. Và để duy trì sự nhiệt tình và bền bỉ lâu dài để thành công trong kinh donh đòi hỏi phải có sự khát khao và ý chí bên trong.
  Anh Nguyên Vũ, chủ chuỗi cửa hàng cà phê Trung Nguyên lúc trước, vì ghét sự nghèo khó mà cố gắng phấn đấu để làm giàu. Donald Trump yêu thích bất động sản và sự giàu có xa hoa, ông đã xây dựng một đế chế Trump hùng mạnh với nhiều khách sạn, sân golf và các công trình khác, rất nhiều trong số đó mang tên ông. Bill Gates vì tình yêu không thẻ tách rời với công nghệ và những chiếc máy tính, đã trở thành một trong những người giàu nhất thế giới. Chính những cảm xúc yêu - ghét đó sẽ tạo ra động lực và khát khao cho bạn.
  Động lực đó  có thể vì chính bản thân hoặc vì những người bạn thương yêu, vì mong muốn mang đến cho họ cuộc sống đầy đủ, sung túc nhất. Khi bạn có người thân đang hấp hối trên giường bệnh mà bạn lại khong có tiền để chữa trị, bạn sẽ thấy mình có thể làm bất cứ điều gì có thể trên đời để có tiền. Một động lực như thế đã khiến ta phải  cố gắng, mỗi lần thất bại lại càng phải cố gắng hơn nữa.
Hãy tìm ra khát khao và động lực "trở nên giàu có"  của mình thật sớm, càng sớm càng tốt. Vì khi càng lớn tuổi, bạn càng bị vòng quay cơm áo gạo tiền hàng ngày vây chặt, rồi bạn sẽ dần quên đi rằng mình cũng từng có những đam mê và khát khao to lớn.
  Nhiều người bạn của chúng ta lúc còn đi học luôn đứng đầu lớp. Nhưng hiện tại, tài chính không được như ý. Không phải vì họ kém cỏi, mà vì giây phút họ mới bước ra cuộc đời,họ đã hài lòng và thỏa hiệp. Họ đánh  mất đam mê và cả những cảm xúc yêu - ghét một cái gì đó. Theo thời gian, mọi thứ bị bào mòn, họ không còn động lục mạnh mẽ để phát triển. Họ không học thêm những điều mới, không tạo ra được sự khác biệt với những người khác. Và rồi họ dừng lại, không còn phấn đấu nữa, chỉ còn cố gắng làm sao kiếm tiền chi trả cho cuộc sống hàng ngày. Ước mơ trở thành thứ xa xôi hão huyền trong cuộc sống của họ cho đến khi những rủi ro ập xuống như:  mất sức lao động, thất nghiệp, bệnh tật, gia đình đổ vỡ vì thiếu thốn tiền bạc ... họ mới thức tỉnh, nhưng lúc đó đã quá muộn màng. Tuổi trẻ của họ đã qua đi và năng lực ngày càng thui chột, họ không còn làm được nhiều thứ nữa, đành kéo lê sự tồn tại cho qua ngày, vì ngay cả cuộc sống hàng ngày còn không lo nổi, nói gì đến những ước mơ. Tóm lại,  khi họ tràn trề năng lượng, có nhiều nguồn lực thuận lợi nhất thì họ lại không có khát khao. Khi họ bắt đầu có khát khao thay đổi thì họ lại không còn thời gian để vấp ngã, không còn tuổi trẻ, đã mất vị trí và  những nguồn lực thuận lợi đẻ hỗ trợ hành động.
  Vậy làm thế nào để nuôi dưỡng những khát khao và động lực làm giàu? Làm thế nào để tăng cấp độ khát khao của bạn lên?
  Hãy luôn đến những nơi có nhiều người giàu và thành công hơn bạn. Hãy quan sát cách họ sống, họ đi xe gì? Con cái họ được sống trong một môi trường ra sao? Họ mặc gi? Ăn gi?...Hãy đi ra nước ngoài để mở mang tầm mắt. Tầm nhìn của chúng ta rộng hơn thì khát khao cũng sẽ lớn hơn.
  Với các bạn trẻ, hãy thử thách mình trong nhiều tình huống như: tự kiếm tiền chi trả chi phí hàng ngày. Và dù bố mẹ có thể chu cấp cho bạn, vẫn hãy tự tìm cách kiếm tiền mua những gì mình thích.
Có một bạn sinh viên nữ, gia đình rất khá giả nên cô luôn được chu cấp đầy đủ. Khi ra nước ngoài, để trang trải những chi tiêu hàng ngày mà không phải xin tiền bố mẹ, cô đã đi rửa bát trong một nhà hàng. mỗi ngày 3 tiếng, cô phải rửa  cả một bếp đầy nồi niêu xoong chảo nặng dầu mỡ và hàng chồng bát đĩa lớn nhỏ. Vất vả là thế nhưng lương của người rửa bát như cô cũng rất tháp, vào siêu thị, nhìn thấy bao nhiêu là thứ hấp dẫn nhưng cô không dám mua. Đó là lúc cô hiểu sâu sắc giá trị của đồng tiền, vì thế không bao giờ cho phép mình nghèo, thề sẽ phải trở nên giàu có trong tương lai. Đó là một trong những cách niềm khát khao được nuôi dưỡng: Hãy tạo ra sự khan hiếm (thật hoặc giả), hãy tự chịu trách nhiệm với bản thân mình, đưa mình vào những thử thách phải tự giải quyết.
  Nhiều bậc cha mẹ đã vô tình giết chết ước mơ và dập tắt khát khao của con bằng việc cung cấp quá đầy đủ hoặc bao bọc con quá chặt chẽ, hoặc từ chối và phản đối con khi con muốn làm cái gì đó. Khi con nói lên ước mơ của mình, họ liền lập tức ngăn cản như:"Con làm sao mà làm được?", "Con phải biết mình đang ở đâu chứ?", "Mơ hão huyền", "Con không thể có được nó, nhà mình không có tiền".. Một số khác thì lập tức đáp ưng ngay nhu cầu của con mình để rồi con họ hoặc là sống không còn khát khao gì nữa, hoặc mất dần đi khả năng sinh tồn giữa cuộc đời, mất khả năng chiến đấu, không còn ý chí và động lực .. Nếu muốn con bạn giàu có và thành đạt, khi con muốn một thứ gì đó, đừng ngăn cản mà hãy khích lệ, đừng cho mà hãy khuyến khích con tự học cách hành động để đạt được điều mình muốn.

                                  ( Nguồn: Dám làm giàu - Phạm Tuấn Sơn)











Sunday, January 1, 2017

   Ngọc Hoàng bận trăm công ngàn việc nên sai Táo Quân theo dõi mọi việc dưới trần gian rồi hàng năm báo cáo tổng kết dâng lên ngài. Táo Quân nhờ đi sâu, đi sát, lại nắm cả chuyện bếp núc của từng nhà nên mọi báo cáo đều rất chính xác, không có các số ma, không khai gian số lượng nên được Ngọc Hoàng rất tin dùng. Do công việc nặng nề, phải đi lại nhiều  nên táo quân được chiếu cố sử dụng cá Chép để cưỡi. Nhờ được hầu hạ Táo Quân hàng năm, Chép có dịp giáp mặt Ngọc Hoàng. Thấy công việc của Táo Quân trôi chảy do có phần góp sức của Chép, nên Ngọc Hoàng quí mến và muốn ban thưởng cho Chép một chức danh xứng đáng.
Nhân một năm, Chép chở Táo Quân lên chầu trời, Ngọc Hoàng ân cần gọi Chép vào mà phán:
   - Nhà ngươi rất trung thành, lại làm ăn siêng năng, cần cù, nay Ta muốn ban phong cho ngươi một danh vị xứng đáng và Ta muốn ngươi ở lại giúp ta trên Thiên Đình. thế nhưng muốn coi giữ công việc trên Thiên Đình thì dứt khoát phải thi cử, phải có hàm có vị hẳn hoi. Ngươi nghĩ sao?
   Chép vừa mừng lại vừa lo. Gay quá! Cả đời Chép chỉ cúc cung tận tụy nào có học hành gì. Bổng lộc đến tay nhưng lại phải thi cử có bằng, có cấp, biết làm sao bây giờ? Chép gãi đầu, gãi tai ấp a ấp úng. Thấy vậy, Ngọc Hoàng cười mà rằng:
   - Thôi được, Ta hiểu nhà ngươi định nói gì rồi. Nay Ta cho ngươi nghĩ ra một cách thi nào đó, rồi Ta sẽ tổ chức thi tuyển. Ví dụ như thi chạy, thi bay, thi nhaỷ ... tùy cho ngươi chọn, miễn sao trong số những kẻ vào thi, duy có ngươi đạt điểm cao nhất là được.
   Chép nghĩ: Thi chạy ư? Mình làm sao mà chạy được? Thi bơi ư? Gay quá, bọn mập, bọn kình nó bơi giỏi hơn mình. Hay là thi bay? Ừ mình cũng đã bay lên tận Thiên Đình rồi nhưng về tốc độ thì làm sao sánh được với Chuồn Chuồn? Thôi xin thi nhảy vậy! Cả họ hàng thủy tộc có mình ta là nhảy khá hơn cả. Nghĩ rồi Chép trình lên Ngọc Hoàng nguyện vọng của mình và cũng không quên xin Ngọc Hoàng cho nhảy ở độ cao vừa vừa cho chắc ăn.
   Cuối cùng cuộc thi diễn ra sôi nổi, hào hứng nhưng cũng rất nghiêm túc.
  Thí sinh Trê suốt đời luồn lọt dưới bùn hôi đáy ao cùng lũ Lươn, lũ Trạch thế mà cũng muốn danh này, chức nọ lao vào thi nhảy. Vừa văng mình lên khỏi mặt nước đã rơi bộp ngay xuống tảng đá bên cạnh Vũ môn, đầu đập chát vào vách đá, bẹp dí, ngất xỉu. Họ nhà Tôm cũng vậy, râu ria xồm xoàm, chân cẳng ghêu ngao mà cũng đòi nhảy, rốt cuộc dập cả sống lưng, cứt lộn lên đầu, thành ra suốt đời đi ngược.
   Anh chuồn đang lao vun vút ngoài xa, tuy chẳng hám công danh địa vị, nhưng thấy mọi người thi tài cũng vào thử sức. Họ nhà Chuồn chỉ biết bay xa, bay nhanh chứ không quen nhảy, nên vừa vượt lên  không, biết mình không qua nổi Vũ Môn, Chuồn liền lướt mấy chặng là là mặt nước, làm một vài động tác ngoạn mục khiến cả cử tọa lẫn Hội đồng thi phục lăn, rồi bay thẳng một mạch ra tận đại dương bao la sống đời tự do, phóng khoáng, nay đây mai đó, danh vị chẳng màng.
   Cuối cùng với một vẻ tự tin hiếm thấy, Chép lấy đà nhảy phóc một cái ngon lành vượt qua khỏi Vũ Môn trong tiếng hò reo vang động cả trường thi. Ngọc Hoàng phong cho Chép thành Rồng và cho thay hình đổi dạng để hợp với hàng ngũ quan chức trên Thiên Đình.
Sau một vài năm phục vụ trên Thiên Đình, bổng lộc đủ đầy, Chép bỗng thấy nhớ cảnh sống nhàn tản, phóng túng dưới trần. Trên Thiên Đình tuy chức vụ có to, bổng có lớn nhưng trách nhiệm thì nặng nề quá. Động hễ hạn hán nơi nào thì lũ cóc nhái  lại mò lên  tận Thiên Đình đánh trống, khua chiêng thưa kiện. thế là một mình một thân Chép lại phải lặn lội hút hút, phun phun đến là vất vả. Vừa buồn, vừa mệt, Chép chợt nghĩ ra một kế: sao ta không tìm cách xin Ngọc Hoàng tuyển thên nhân viên lên đây nhỉ? vừa đỡ buồn, vừa bớt việc.
Nghĩ vậy, Chép liền tâu với Ngọc Hoàng:
   - Muôn tâu Ngọc Hoàng, nhờ ân đức của Ngọc Hoàng nên thần đã được phong làm Rồng và ngày đêm được ở bên ngài, lo toan mọi việc mưa nắng dưới trần gian. Tuy vậy, dưới trần thế muôn loài đều sinh sôi nảy nở, việc cấy cày càng mở mang nên công việc lo điều hòa nước ngày càng thêm bận rộn. Thần e rằng một mình Rồng này lo không xuể. vậy xin Ngọc Hoàng cho mở thêm mấy kì thi để tuyển thêm một số Rồng cùng thần chăm lo đại sự.
   Nghe có lí, Ngọc Hoàng bèn hỏi: "Vậy Ta sẽ mở thêm kì thi vượt Vũ Môn nữa nhưng e rằng chẳng ai vượt nổi ngoài ngươi?"
   Sau một hồi suy tính, Ngọc Hoàng bèn ban ra kế sách: "Tuyển thêm một số Rồng bằng kì thi vượt Vũ môn nhưng độ cao thì có thể nâng lên hạ xuống sao cho phù hợp".  Ngọc Hoàng cử ngay Rồng Chép đứng ra tổ chức và tuyển lựa Hội đồng chấm thi thay ngài. Rốt cuộc, cả họ nhà Chép, Trắm , Trôi, mè và cả Rô, Trê, Lươn, Trạch ... đều lần lượt tham dự các kì thi và đều hóa Rồng cả.
   Lũ rồng lên trên Thiên Cung được tuyển đông thêm làm Ngọc Hoàng rất vui mừng. Nhưng đó cũng chính là nguyên nhân khiến Ngài lắm lúc mất ăn, mất ngủ. Ở lâu với nhau, chúng sinh ra chành chọe nhau khiến Ngọc Hoàng lại phải họp hành phân xử rất mệt. Lại còn chuyện nữa, xưa kia chỉ có một mình  Rồng (Chép) chăm lo việc mùa màng dưới trần, công việc có nặng nhọc, vất vả nhưng mọi việc đều điều hòa êm ả. Từ ngày có cả lũ rồng được tuyển chọn lên Thiên Đình, Rồng nọ tị Rồng kia, chẳng ai bảo được ai nên việc nước nôi dưới hạ giới loạn cả nên. Nơi thì khô hạn nứt nẻ hàng chục năm liền, nơi thì lũ lụt úng ngập triền miên ... Để đối phó với việc này, Ngọc Hoàng lại một lần nữa ban lệnh: Hễ bất cứ Rồng nào tị nạnh nhau, lơ là trong việc làm mưa thì cũng bị tước chức trả về hạ giới với tên cũ.
   Ngay sau khi luật lệ của Ngọc Hoàng được ban ra ít hôm, lần lượt cả lũ rồng kể cả anh chàng Rồng Chép được tuyển phong từ lần đầu cũng phải đày về hạ giới vì không mắc tội chây lười thì cũng mắc tội đố kị, nói xấu lẫn nhau. Rốt cuộc, trên Thiên Đình chảng còn lại một mống nào.
   Sau này, Ngọc Hoàng có mở thêm mấy lần thi nữa để mong tìm được một vài Rồng phục vụ. Nhưng chán quá chẳng có thí sinh nào dự cả. Ngài đành buồn rầu bó tay nhìn cảnh lũ lụt, hạn hán xảy ra triền miên dưới hạ giới.
   Cũng vì thế mà cho đến tận ngày nay, người đời vãn cứ tranh cãi mãi về Rồng là gì? Hình thực của Rồng ra sao? Lâu lắm rồi có ai trông thấy Rồng đâu mà biết.
                                                                                                       (Sưu tầm)




Monday, December 19, 2016

  Chúng ta đang sống trong thời đại  công nghệ thông tin mới của mạng máy tính  toàn cầu In-tơ-nét. Dòng thông tin tự do mang lại cho chúng ta những cơ hội hiểu biết mới, đồng thời cũng gây ra nhiều vấn đề tiêu cực. Đó là qua "siêu lộ cao tốc thông tin" nhiều bí mật quốc gia đã bị khai thác, bị đánh cắp, nhiều hoạt động tội phạm chính trị, kinh tế, đầu cơ và cả việc tuyên truyền văn hóa phẩm đồi trụy gây nhiều tác hại, nhất là đối với trẻ vị thành niên. Nhiều nước, nhiều khu vực đã sớm nhận thức mặt tiêu cực của In-tơ-nét đã cùng đưa ra những biện pháp lớn trong "bức tường lửa" chống lại "siêu lộ cao tốc thông tin" In-tơ-nét. Bài viết này chỉ đề cập đến vấn đề bức xúc bảo vệ trẻ vị thành niên - lứa tuổi học đường trên mạng In-tơ-nét mà thôi.
  Từ khi Việt Nam chính thức kết nối mạng In-tơ-nét, số lượng thuê bao ngày một tăng lên không ngừng, lên tới hàng chục triệu thuê bao nối mạng. Hiện nay các trường học đề triển khai dạy môn tin học, nhiều học sinh mới học bậc tiểu học, bậc THCS đã sử dụng thành thạo máy vi tính, biết đánh văn bản, chèn ảnh, làm baboy của bài học, chơi game giải trí , tự lập hòm thư riêng trên mạng. Chúng ta không phủ nhận những mặt tích cực của mạng In-tơ-nét mở ra sự phong phú về tri thức hiểu biết. Song việc trẻ vị thành niên truy cập mạng In-tơ-nét một cách tự do không có sự hướng dẫn kiểm soát của người lớn sẽ rất nguy hại. Có thể các cháu sẽ tiếp cận với những trang web kích động bạo lực và tình dục, những hình thức lừa đảo tiền bạc và tình cảm hoặc lạc vào phòng tán gẫu (chát room) làm quen với các bạn đủ mọi lứa tuổi, cả trai lẫn gái. Nhiều cháu có tri thức về tin học đã tìm cách vô hiệu hóa "bộ lọc" (chương trình hạn chế trẻ em truy nhập văn hóa phẩm độc hại) bởi các cháu luôn khát khao khám phá những cái mà lứa tuổi học đường không được phép xem v.v...Nếu không biết bảo vệ con cái - nhũng đứa trẻ mới ở tuổi vị thành niên, chúng ta sẽ phải ân hận. Ở các nước phát triển, việc quấy rối tình dục qua mạng In-tơ-nét đang là vấn đề đau đầu của các bậc cha mẹ.
 Ở Mĩ ngay từ những năm 1997 đã đề ra những biện pháp kiểm soát và hạn chế các chương trình có nội dung bạo lực, khiêu dâm nhằm thiết lập một đạo luật mới để giảm tình trạng tội phạm do mạng In-tơ-nét gây ra, hạn chế trẻ em truy cập và tìm xem những chương trình độc hại và truy cứu trách nhiệm đối với các hãng cung cấp các loại hình dịch vụ trên mạng In-tơ-nét.
  Các vấn đề trên khuyến cáo các bạc cha mẹ cũng cần được trang bị những kiến thức cơ bản về tin học và về mạng In-tơ-nét để có thể kiểm soát được con cái khi chúng truy cập In-tơ-nét. Những vấn đề về chuẩn mực thông tin, theo đó sẽ được áp dụng rộng rãi: cấm lưu hành trên mạng những nội dung văn hóa đồi trụy, bạo lực làm ảnh hưởng đến hệ thống giáo dục chung và làm suy đồi hệ tư tưởng đạo đức xã hội.
 Ngoài ra nhiều công nghệ hiện đại Về In-tơ-nét như các bộ lọc màn hình, tách những nội dung không phù hợp ra khỏi các trang web trên mạng In-tơ-nét. Hi vọng các bậc phụ huynh sẽ sớm được áp dụng các phương pháp mới, làm tăng chức năng kiểm tra mạng cũng như việc bổ sung, điều chỉnh và hạn chế các nội dung xấu không có lợi cho lứa tuổi học đường.

Friday, December 16, 2016

Cùng với sự đổi mới và phát triển, dòng điện lưới quốc gia đã được kéo tới mọi miền đất nước. Dòng điện đã đem lại những hiệu quả kinh tế, xã hội rất tích cực cho nhiều địa phương trong cả nước. Nhưng công tác bảo vệ lưới điện quốc gia có nơi vẫn chưa làm tốt. Cá biệt có một số người  đã cố ý xâm lấn làm nhà hay canh tác ngay trong phạm vi hành lang bảo vệ. Họ không biết rằng làm như vậy không những họ đã xâm phạm tới công trình quốc gia mà còn tự hủy hoại sức khỏe của chính bản thân, thứ vốn quí giá nhất của mỗi người.
Đừng bỏ qua : Nỗi vất vả của người phụ nữ ở những gia đinh không hạnh phúc
  Nhiều công trình nghiên cứu của các chuyên gia trên thế giới cho thấy, trường điện từ xung quanh các cáp điện cao thế rất nguy hiểm tới sức khỏe con người. Nó có thể gây ung thư não, rối loạn nội tiết, phá hủy bạch cầu, là căn nguyên của các bệnh về tim mạch v.v... Công trình đầu tiên được tiến hành tại bang Colora do (Mỹ) và nhờ đó các nhà khoa học đã xác định được sự liên hệ giữa bức xạ điện từ trường của dòng điện công nghiệp với bệnh hoại bạch cầu ở trẻ em. Tiếp đó tại Thụy Điển người ta đã tiến hành theo dõi nhóm dân cư dưới 18 tuổi sống xung quanh các trạm biến thế có công suất lớn, dưới tuyến dây cao thế và các trạm điện chuyển tiếp v.v... trong vòng bán kính 150m  suốt 15 năm. Ở những ngôi nhà có độ  cảm ứng từ trường trên 0,3mcTl (microtesla) thì trường hợp bị bệnh ung thư và hoại bạch cầu cao gấp hai lần mức bình thường (độ cảm ứng điện từ trường xung quanh lưới điện cao thế 200kv gần bằng 0,2 McTl).
  Ngay sau thí nghiệm này, các nhà khoa học lại tiếp tục một cuộc điều tra dịch tễ trong số những nhóm dân cư sống dọc theo tuyến hành lang điện cao thế 200kv và 400kv trong vòng bán kính 800m. Hơn 500 ngàn người ở độ tuổi dưới 25 được theo dõi liên tục trong vòng 20 năm. Kết quả điều tra cho thấy, điện từ trường đã ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe đứa trẻ mà hậu quả của nó là ung thư hay bệnh hoại hồng cầu và bạch cầu. Nếu cường độ cảm ứng điện từ trường tăng 0,1 mcTl thì xác suất bị 2 bệnh này tăng lên 4 lần.
 Tại Đan Mạch qua phân tích  trên 1700 đứa trẻ dưới 16 tuổi sống gần đường điện cao thế bị u não và hoại hồng cầu, bạch cầu thì thấy: đa phần môi trường sinh hoạt của chúng không đảm bảo an toàn, độ nhiễm điện từ trường có cường độ 0,3 - 0,4 mcTl. Ở những nơi cách xa đường dây cao thế (cường độ dưới 0,1 mcTl) thì rất ít xảy ra hai loại bệnh đặc trưng này. Các chuyên gia Phần Lan cũng tiến hành theo dõi 134.800 trẻ dưới 19 tuổi, sống cách đường dây 110kv - 400kv ở khoảng cách 500m thì thấy: khối u ác tính hay xuất hiện ở những bé trai thường xuyên chịu tác động của điện trường cao hơn 0,2 mcTl.
  Các chuyên gia y tế bắc Carolina kiểm tra số nữ bệnh nhân bị khối u tuyến sữa đã rút ra kết luận rằng, một trong những nguyên nhân gây ung thư là do thường xuyên làm việc trong môi trường nhiễm điện trường. Từ đó có thể rút ra một điều là tốt nhất nên tránh xa các đường dây cao thế, vừa đỡ nguy hiểm cho bản thân, lại góp phần bảo vệ các công trình công cộng. Đối với mỗi lưới điện khác nhau đều có các tuyến hành lang an toàn. Độ lớn của hành lang phụ thuộc vào điện thế trên dây dẫn, độ ẩm môi trường, mức độ ion hóa không khí v.v... nằm ngoài phạm vi đó mới đảm bảo tránh  được những hậu quả xấu có thể xảy ra.
  Đối với những người thường xuyên tiếp xúc với điện từ trường do tính chất công việc, phải tuyệt đối tuân thủ các qui tắc an toàn lao dộng. Qui định chung là không được làm việc liên tục 3 tiếng/ ngày dưới điện áp 10kv/m (50 Hz), hoặc 10 phút/ ngày đối với điện áp 20kv/m (50Hz).

  Cần phải có các biện pháp làm giảm cường độ điện trường xung quanh hệ thống phát và truyền tải điện năng. chẳng hạn nên tiếp đất đối với những mái che kim loại hoặc phủ lưới lên trên mái nhà làm bằng các chất liệu khác. Ở những khoảng trống, có thể làm hàng rào bê tông cốt thép bao quanh hay màn chắn bằng cáp kim loại, trồng nhiều cây xanh có độ cao không quá 2m.

Xem thêm các bài khác tại : http://bit.ly/2hIAhKR

Thursday, December 15, 2016

Sư thiếu vắng người cha trong gia đình luôn là vấn đề xã hội quan trọng. Trong số những gia đình thường xuyên thiếu vắng bố hoặc mẹ, có tới  khoảng trên, dưới 90% những gia đình thường xuyên thiếu vắng bố. Sự thiếu vắng này có thể do chiến tranh, bệnh tật, tai nạn, do li hôn, do những cuộc tình vụng trộm, do sự thoái thác trách nhiệm làm cha... Bất luận vì nguyên nhân nào thì sự thiếu vắng người cha trong gia đình  cũng đẩy người phụ nữ và những đứa trẻ vào hoàn cảnh đau khổ mọi bề. Người phụ nữ phải gánh chịu cái"gánh nặng " nuôi dưỡng, dạy dỗ con một mình với bao nỗi nhọc nhằn vất vả.
Cái khó, cái vất vả của người phụ nữ trong hoàn cảnh này không chỉ thẻ hiện ở khía cạnh vật chất: làm lụng để nuôi mình, nuôi con, xây dựng cuộc sống lâu dài... mà còn ở khía cạnh tâm lí - giáo dục của vấn đề.
Đừng bỏ qua : Cảnh báo ảnh hưởng của điện từ trường từ đường điện cao thế
Đứa con sinh ra là kết quả kết hợp giữa người bố và người mẹ. Bởi vậy khi sinh ra và lớn lên, đứa trẻ không được sự chăm sóc yêu thương giáo dục của bố là mất đi một nửa. Cái nửa đó có được bù đắp hay không và bù đắp đến mức độ nào chủ yếu nhờ vào đức độ, sự hiểu biết, sự khéo léo, tháo vát của người mẹ. Tục ngữ có câu: "Con không cha như nhà không nóc". Nhưng cũng lại có những câu:"Hiền đức tại mẫu". "Con hư tại mẹ". Thực tế cuộc sống đã chứng minh rằng không ít những bà mẹ nuôi con một mình đã dạy dỗ con cái trở thành người có ích, trở thành những anh hùng dân tộc, những vĩ nhân để lại danh thơm muôn thuở. Bởi vậy trước hết thái độ và quyết tâm của người phụ nữ khi lâm vào hoàn cảnh này là rất quan trọng. Ở đây thiên chức làm mẹ, tấm lòng yêu thương vô bờ và sự hi sinh tất cả cho con cái đã giúp cho người mẹ rất nhiều. Nhưng như vậy chưa đủ, người mẹ cần có những hiểu biết nhất định trong việc nuôi dạy con.
Khi nuôi con một mình, người mẹ thường ít gặp khó khăn về giáo dục ở giai đoạn con còn nhỏ tuổi. Nghĩa là từ lúc sinh ra cho đến khoảng 11, 12 tuổi, lí do là khi còn nhỏ, quan hệ mẹ con là quan hệ chiểm vị trí hàng đầu, quyết định sự trưởng thành về mọi mặt của trẻ. Nhưng càng lớn lên, đứa trẻ ngày càng thoát khỏi vòng tay chăm bẵm của mẹ để sống với môi trường xã hội ngày càng rộng mở hơn như trường học, bạn bè, sinh hoạt đoàn đội.... Đó là chưa kể bắt đầu từ 13 đến 15-16 tuổi, ở đứa trẻ diễn ra bước ngoặt lớn trong sự phát triển: giai đoạn dậy thì. Đứa trẻ càng phát triển, giới tính của nó càng trưởng thành, cá tính của nó càng được định hình rõ nét. Bởi vậy ta không lấy làm lạ là các bà mẹ thường cảm thấy bất lực đối với đứa con của mình khi nó vào tuổi 15,16. Đặc biệt là những cậu con trai, đứa con ngoan ngoãn dễ vâng lời trước đây, nay dường như thay đổi hẳn: nó bướng bỉnh, luôn tỏ ra mình đã lớn, lúc nào cũng biểu lộ ý kiến riêng của mình.... Đây là giai đoạn người mẹ một mình phải vừa tỏ ra"có bản lĩnh nam nhi", nghĩa là phần nào phải đóng vai ông bố. Nhưng mặt khác hơn lúc nào hết phải tỏ ra hiểu biết, thông cảm, khéo léo đối xử để con mình cảm nhận được rằng mẹ nó thừa nhận sự trưởng thành, sự lớn lên của nó. Người mẹ đã có thể dần dần từng bước trao bớt "gánh nặng" bao năm đè trĩu trên đôi vai mình cho con bằng cách trao đổi bình đẳng, thoải mái với nó những công việc gia đình như nên làm gì, mua sắm gì, nên học nghề gì?... Cũng có thể giao cho con, nhất là con trai những công việc sửa chữa, sắp xếp đồ đạc trong nhà để chứng tỏ sự yêu thương, tin cậy đối với nó, mong nó sớm khôn lớn để gánh vac giúp mẹ. Làm như vậy chúng ta dần dần giáo dục ở trẻ sự quan tâm, tinh thần trách nhiệm, tính tự chủ đối với gia đình, xã hội.
Tâm trạng mặc cảm của đứa trẻ thiếu vắng bố thường nặng nề gấp bội so với những trẻ em không bị nỗi bất hạnh này. Bởi vậy, để giáo dục con theo chiều hướng tích cực, sự gương mẫu của người mẹ về mọi mặt là rất quan trọng. Mỗi hành vi, mỗi việc làm không hay, không đúng của người mẹ rất dễ gây cho con sự buồn chán hoặc tổn thương về tinh thần, đau khổ, thậm chí tuyệt vọng dễ dẫn đến hành động tiêu cực. Đó cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng lí giải vì sao con cái các gia đình thiếu vắng bố hoặc mẹ thường dễ hư hơn.
Để bù đắp cho đứa con bị thiệt thòi vì thiếu vằng người bố, người mẹ phải cố gắng và hi sinh nhiều lắm. Sự hi sinh cố gắng này sẽ có hiệu quả nhiều hơn nếu người mẹ biết kết hợp sự nuôi nấng, dạy dỗ của mình với nhà trường, đoàn thể, bởi những cô giáo, thầy giáo, những cán bộ đoàn đội có hiểu biết và có tấm lòng nhân hậu coi sự quan tâm chăm sóc những học sinh có hoàn cảnh thiệt thòi là trách nhiệm lớn của mình.Được như vậy con em chúng ta sẽ phần nào vơi bớt nỗi bất hạnh và có nhiều cơ hội để trở thành con ngoan, trò giỏi. Và xin hãy coi việc nuôi nấng, giáo dục những đứa con bị bất hạnh, thiệt thòi trong gia đình không chỉ là vấn đề gia đình mà còn là vấn đề xã hội.

Xem thêm những bài khác tại : http://bit.ly/2hIAhKR

Liên hệ với tôi

Name

Email *

Message *