Chào các bạn ! Mình là một người rất thích viết blog và nó là niềm đam mê của mình

Monday, December 19, 2016

  Chúng ta đang sống trong thời đại  công nghệ thông tin mới của mạng máy tính  toàn cầu In-tơ-nét. Dòng thông tin tự do mang lại cho chúng ta những cơ hội hiểu biết mới, đồng thời cũng gây ra nhiều vấn đề tiêu cực. Đó là qua "siêu lộ cao tốc thông tin" nhiều bí mật quốc gia đã bị khai thác, bị đánh cắp, nhiều hoạt động tội phạm chính trị, kinh tế, đầu cơ và cả việc tuyên truyền văn hóa phẩm đồi trụy gây nhiều tác hại, nhất là đối với trẻ vị thành niên. Nhiều nước, nhiều khu vực đã sớm nhận thức mặt tiêu cực của In-tơ-nét đã cùng đưa ra những biện pháp lớn trong "bức tường lửa" chống lại "siêu lộ cao tốc thông tin" In-tơ-nét. Bài viết này chỉ đề cập đến vấn đề bức xúc bảo vệ trẻ vị thành niên - lứa tuổi học đường trên mạng In-tơ-nét mà thôi.
  Từ khi Việt Nam chính thức kết nối mạng In-tơ-nét, số lượng thuê bao ngày một tăng lên không ngừng, lên tới hàng chục triệu thuê bao nối mạng. Hiện nay các trường học đề triển khai dạy môn tin học, nhiều học sinh mới học bậc tiểu học, bậc THCS đã sử dụng thành thạo máy vi tính, biết đánh văn bản, chèn ảnh, làm baboy của bài học, chơi game giải trí , tự lập hòm thư riêng trên mạng. Chúng ta không phủ nhận những mặt tích cực của mạng In-tơ-nét mở ra sự phong phú về tri thức hiểu biết. Song việc trẻ vị thành niên truy cập mạng In-tơ-nét một cách tự do không có sự hướng dẫn kiểm soát của người lớn sẽ rất nguy hại. Có thể các cháu sẽ tiếp cận với những trang web kích động bạo lực và tình dục, những hình thức lừa đảo tiền bạc và tình cảm hoặc lạc vào phòng tán gẫu (chát room) làm quen với các bạn đủ mọi lứa tuổi, cả trai lẫn gái. Nhiều cháu có tri thức về tin học đã tìm cách vô hiệu hóa "bộ lọc" (chương trình hạn chế trẻ em truy nhập văn hóa phẩm độc hại) bởi các cháu luôn khát khao khám phá những cái mà lứa tuổi học đường không được phép xem v.v...Nếu không biết bảo vệ con cái - nhũng đứa trẻ mới ở tuổi vị thành niên, chúng ta sẽ phải ân hận. Ở các nước phát triển, việc quấy rối tình dục qua mạng In-tơ-nét đang là vấn đề đau đầu của các bậc cha mẹ.
 Ở Mĩ ngay từ những năm 1997 đã đề ra những biện pháp kiểm soát và hạn chế các chương trình có nội dung bạo lực, khiêu dâm nhằm thiết lập một đạo luật mới để giảm tình trạng tội phạm do mạng In-tơ-nét gây ra, hạn chế trẻ em truy cập và tìm xem những chương trình độc hại và truy cứu trách nhiệm đối với các hãng cung cấp các loại hình dịch vụ trên mạng In-tơ-nét.
  Các vấn đề trên khuyến cáo các bạc cha mẹ cũng cần được trang bị những kiến thức cơ bản về tin học và về mạng In-tơ-nét để có thể kiểm soát được con cái khi chúng truy cập In-tơ-nét. Những vấn đề về chuẩn mực thông tin, theo đó sẽ được áp dụng rộng rãi: cấm lưu hành trên mạng những nội dung văn hóa đồi trụy, bạo lực làm ảnh hưởng đến hệ thống giáo dục chung và làm suy đồi hệ tư tưởng đạo đức xã hội.
 Ngoài ra nhiều công nghệ hiện đại Về In-tơ-nét như các bộ lọc màn hình, tách những nội dung không phù hợp ra khỏi các trang web trên mạng In-tơ-nét. Hi vọng các bậc phụ huynh sẽ sớm được áp dụng các phương pháp mới, làm tăng chức năng kiểm tra mạng cũng như việc bổ sung, điều chỉnh và hạn chế các nội dung xấu không có lợi cho lứa tuổi học đường.

Friday, December 16, 2016

Cùng với sự đổi mới và phát triển, dòng điện lưới quốc gia đã được kéo tới mọi miền đất nước. Dòng điện đã đem lại những hiệu quả kinh tế, xã hội rất tích cực cho nhiều địa phương trong cả nước. Nhưng công tác bảo vệ lưới điện quốc gia có nơi vẫn chưa làm tốt. Cá biệt có một số người  đã cố ý xâm lấn làm nhà hay canh tác ngay trong phạm vi hành lang bảo vệ. Họ không biết rằng làm như vậy không những họ đã xâm phạm tới công trình quốc gia mà còn tự hủy hoại sức khỏe của chính bản thân, thứ vốn quí giá nhất của mỗi người.
Đừng bỏ qua : Nỗi vất vả của người phụ nữ ở những gia đinh không hạnh phúc
  Nhiều công trình nghiên cứu của các chuyên gia trên thế giới cho thấy, trường điện từ xung quanh các cáp điện cao thế rất nguy hiểm tới sức khỏe con người. Nó có thể gây ung thư não, rối loạn nội tiết, phá hủy bạch cầu, là căn nguyên của các bệnh về tim mạch v.v... Công trình đầu tiên được tiến hành tại bang Colora do (Mỹ) và nhờ đó các nhà khoa học đã xác định được sự liên hệ giữa bức xạ điện từ trường của dòng điện công nghiệp với bệnh hoại bạch cầu ở trẻ em. Tiếp đó tại Thụy Điển người ta đã tiến hành theo dõi nhóm dân cư dưới 18 tuổi sống xung quanh các trạm biến thế có công suất lớn, dưới tuyến dây cao thế và các trạm điện chuyển tiếp v.v... trong vòng bán kính 150m  suốt 15 năm. Ở những ngôi nhà có độ  cảm ứng từ trường trên 0,3mcTl (microtesla) thì trường hợp bị bệnh ung thư và hoại bạch cầu cao gấp hai lần mức bình thường (độ cảm ứng điện từ trường xung quanh lưới điện cao thế 200kv gần bằng 0,2 McTl).
  Ngay sau thí nghiệm này, các nhà khoa học lại tiếp tục một cuộc điều tra dịch tễ trong số những nhóm dân cư sống dọc theo tuyến hành lang điện cao thế 200kv và 400kv trong vòng bán kính 800m. Hơn 500 ngàn người ở độ tuổi dưới 25 được theo dõi liên tục trong vòng 20 năm. Kết quả điều tra cho thấy, điện từ trường đã ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe đứa trẻ mà hậu quả của nó là ung thư hay bệnh hoại hồng cầu và bạch cầu. Nếu cường độ cảm ứng điện từ trường tăng 0,1 mcTl thì xác suất bị 2 bệnh này tăng lên 4 lần.
 Tại Đan Mạch qua phân tích  trên 1700 đứa trẻ dưới 16 tuổi sống gần đường điện cao thế bị u não và hoại hồng cầu, bạch cầu thì thấy: đa phần môi trường sinh hoạt của chúng không đảm bảo an toàn, độ nhiễm điện từ trường có cường độ 0,3 - 0,4 mcTl. Ở những nơi cách xa đường dây cao thế (cường độ dưới 0,1 mcTl) thì rất ít xảy ra hai loại bệnh đặc trưng này. Các chuyên gia Phần Lan cũng tiến hành theo dõi 134.800 trẻ dưới 19 tuổi, sống cách đường dây 110kv - 400kv ở khoảng cách 500m thì thấy: khối u ác tính hay xuất hiện ở những bé trai thường xuyên chịu tác động của điện trường cao hơn 0,2 mcTl.
  Các chuyên gia y tế bắc Carolina kiểm tra số nữ bệnh nhân bị khối u tuyến sữa đã rút ra kết luận rằng, một trong những nguyên nhân gây ung thư là do thường xuyên làm việc trong môi trường nhiễm điện trường. Từ đó có thể rút ra một điều là tốt nhất nên tránh xa các đường dây cao thế, vừa đỡ nguy hiểm cho bản thân, lại góp phần bảo vệ các công trình công cộng. Đối với mỗi lưới điện khác nhau đều có các tuyến hành lang an toàn. Độ lớn của hành lang phụ thuộc vào điện thế trên dây dẫn, độ ẩm môi trường, mức độ ion hóa không khí v.v... nằm ngoài phạm vi đó mới đảm bảo tránh  được những hậu quả xấu có thể xảy ra.
  Đối với những người thường xuyên tiếp xúc với điện từ trường do tính chất công việc, phải tuyệt đối tuân thủ các qui tắc an toàn lao dộng. Qui định chung là không được làm việc liên tục 3 tiếng/ ngày dưới điện áp 10kv/m (50 Hz), hoặc 10 phút/ ngày đối với điện áp 20kv/m (50Hz).

  Cần phải có các biện pháp làm giảm cường độ điện trường xung quanh hệ thống phát và truyền tải điện năng. chẳng hạn nên tiếp đất đối với những mái che kim loại hoặc phủ lưới lên trên mái nhà làm bằng các chất liệu khác. Ở những khoảng trống, có thể làm hàng rào bê tông cốt thép bao quanh hay màn chắn bằng cáp kim loại, trồng nhiều cây xanh có độ cao không quá 2m.

Xem thêm các bài khác tại : http://bit.ly/2hIAhKR

Thursday, December 15, 2016

Sư thiếu vắng người cha trong gia đình luôn là vấn đề xã hội quan trọng. Trong số những gia đình thường xuyên thiếu vắng bố hoặc mẹ, có tới  khoảng trên, dưới 90% những gia đình thường xuyên thiếu vắng bố. Sự thiếu vắng này có thể do chiến tranh, bệnh tật, tai nạn, do li hôn, do những cuộc tình vụng trộm, do sự thoái thác trách nhiệm làm cha... Bất luận vì nguyên nhân nào thì sự thiếu vắng người cha trong gia đình  cũng đẩy người phụ nữ và những đứa trẻ vào hoàn cảnh đau khổ mọi bề. Người phụ nữ phải gánh chịu cái"gánh nặng " nuôi dưỡng, dạy dỗ con một mình với bao nỗi nhọc nhằn vất vả.
Cái khó, cái vất vả của người phụ nữ trong hoàn cảnh này không chỉ thẻ hiện ở khía cạnh vật chất: làm lụng để nuôi mình, nuôi con, xây dựng cuộc sống lâu dài... mà còn ở khía cạnh tâm lí - giáo dục của vấn đề.
Đừng bỏ qua : Cảnh báo ảnh hưởng của điện từ trường từ đường điện cao thế
Đứa con sinh ra là kết quả kết hợp giữa người bố và người mẹ. Bởi vậy khi sinh ra và lớn lên, đứa trẻ không được sự chăm sóc yêu thương giáo dục của bố là mất đi một nửa. Cái nửa đó có được bù đắp hay không và bù đắp đến mức độ nào chủ yếu nhờ vào đức độ, sự hiểu biết, sự khéo léo, tháo vát của người mẹ. Tục ngữ có câu: "Con không cha như nhà không nóc". Nhưng cũng lại có những câu:"Hiền đức tại mẫu". "Con hư tại mẹ". Thực tế cuộc sống đã chứng minh rằng không ít những bà mẹ nuôi con một mình đã dạy dỗ con cái trở thành người có ích, trở thành những anh hùng dân tộc, những vĩ nhân để lại danh thơm muôn thuở. Bởi vậy trước hết thái độ và quyết tâm của người phụ nữ khi lâm vào hoàn cảnh này là rất quan trọng. Ở đây thiên chức làm mẹ, tấm lòng yêu thương vô bờ và sự hi sinh tất cả cho con cái đã giúp cho người mẹ rất nhiều. Nhưng như vậy chưa đủ, người mẹ cần có những hiểu biết nhất định trong việc nuôi dạy con.
Khi nuôi con một mình, người mẹ thường ít gặp khó khăn về giáo dục ở giai đoạn con còn nhỏ tuổi. Nghĩa là từ lúc sinh ra cho đến khoảng 11, 12 tuổi, lí do là khi còn nhỏ, quan hệ mẹ con là quan hệ chiểm vị trí hàng đầu, quyết định sự trưởng thành về mọi mặt của trẻ. Nhưng càng lớn lên, đứa trẻ ngày càng thoát khỏi vòng tay chăm bẵm của mẹ để sống với môi trường xã hội ngày càng rộng mở hơn như trường học, bạn bè, sinh hoạt đoàn đội.... Đó là chưa kể bắt đầu từ 13 đến 15-16 tuổi, ở đứa trẻ diễn ra bước ngoặt lớn trong sự phát triển: giai đoạn dậy thì. Đứa trẻ càng phát triển, giới tính của nó càng trưởng thành, cá tính của nó càng được định hình rõ nét. Bởi vậy ta không lấy làm lạ là các bà mẹ thường cảm thấy bất lực đối với đứa con của mình khi nó vào tuổi 15,16. Đặc biệt là những cậu con trai, đứa con ngoan ngoãn dễ vâng lời trước đây, nay dường như thay đổi hẳn: nó bướng bỉnh, luôn tỏ ra mình đã lớn, lúc nào cũng biểu lộ ý kiến riêng của mình.... Đây là giai đoạn người mẹ một mình phải vừa tỏ ra"có bản lĩnh nam nhi", nghĩa là phần nào phải đóng vai ông bố. Nhưng mặt khác hơn lúc nào hết phải tỏ ra hiểu biết, thông cảm, khéo léo đối xử để con mình cảm nhận được rằng mẹ nó thừa nhận sự trưởng thành, sự lớn lên của nó. Người mẹ đã có thể dần dần từng bước trao bớt "gánh nặng" bao năm đè trĩu trên đôi vai mình cho con bằng cách trao đổi bình đẳng, thoải mái với nó những công việc gia đình như nên làm gì, mua sắm gì, nên học nghề gì?... Cũng có thể giao cho con, nhất là con trai những công việc sửa chữa, sắp xếp đồ đạc trong nhà để chứng tỏ sự yêu thương, tin cậy đối với nó, mong nó sớm khôn lớn để gánh vac giúp mẹ. Làm như vậy chúng ta dần dần giáo dục ở trẻ sự quan tâm, tinh thần trách nhiệm, tính tự chủ đối với gia đình, xã hội.
Tâm trạng mặc cảm của đứa trẻ thiếu vắng bố thường nặng nề gấp bội so với những trẻ em không bị nỗi bất hạnh này. Bởi vậy, để giáo dục con theo chiều hướng tích cực, sự gương mẫu của người mẹ về mọi mặt là rất quan trọng. Mỗi hành vi, mỗi việc làm không hay, không đúng của người mẹ rất dễ gây cho con sự buồn chán hoặc tổn thương về tinh thần, đau khổ, thậm chí tuyệt vọng dễ dẫn đến hành động tiêu cực. Đó cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng lí giải vì sao con cái các gia đình thiếu vắng bố hoặc mẹ thường dễ hư hơn.
Để bù đắp cho đứa con bị thiệt thòi vì thiếu vằng người bố, người mẹ phải cố gắng và hi sinh nhiều lắm. Sự hi sinh cố gắng này sẽ có hiệu quả nhiều hơn nếu người mẹ biết kết hợp sự nuôi nấng, dạy dỗ của mình với nhà trường, đoàn thể, bởi những cô giáo, thầy giáo, những cán bộ đoàn đội có hiểu biết và có tấm lòng nhân hậu coi sự quan tâm chăm sóc những học sinh có hoàn cảnh thiệt thòi là trách nhiệm lớn của mình.Được như vậy con em chúng ta sẽ phần nào vơi bớt nỗi bất hạnh và có nhiều cơ hội để trở thành con ngoan, trò giỏi. Và xin hãy coi việc nuôi nấng, giáo dục những đứa con bị bất hạnh, thiệt thòi trong gia đình không chỉ là vấn đề gia đình mà còn là vấn đề xã hội.

Xem thêm những bài khác tại : http://bit.ly/2hIAhKR

Liên hệ với tôi

Name

Email *

Message *